10 hướng dẫn tự sửa máy giặt tại nhà đơn giản

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng máy giặt như: Samsung, Lg, Electrolux, Panasonic, Toshiba, Sanyo…Với máy giặt Sanyo hiện nay đa số có rất nhiều người dùng, bởi vì máy giặt Sanyo gọn, chi phí mua rẻ và sử dụng bền. Tuy nhiên vật dụng nào sử dụng lâu này đều có những hỏng hóc. Dưới đây là cách sửa máy giặt Sanyo tại nhà đơn giản để các bạn có thể khắc phục tại nhà được.
Xem thêm sua chua tivi tai nha Ha Noi

Hướng dẫn sửa máy giặt  tại nhà đơn giản

sua may giat

1/ Nước không chảy vào máy giặt
Kiểm tra:
  • Vòi cấp nước đã được mở chưa.
  • Nguồn nước cung cấp có bị tắt không.
  • Lưới kim loại ở ngõ nước vào có bị tắt ngẽn không.
Khắc phục:
  • Hãy mở vòi cấp nước.
  • Kiểm tra lại nguồn nước cung cấp.
  • Tháo ống cấp nước ra khỏi máy và làm sạch lưới kim loại bằng bàn chải.
2/ Thời gian xả nước lâu
Kiểm tra:
  • Ống xả nước có bị méo và biến dạng không.
  • Ống xả nước có được nối đúng như hướng dẫn không.
Khắc phục:
  • Điều chỉnh lại đường ống cho đúng.
  • Điều chỉnh lại độ dài của đoạn nối thêm ống xả cho phù hợp.
3/ Đồ giặt bị rách sau khi giặt
Kiểm tra:
  • Có vật lạ như kẹp tóc, đồng tiền, kim kẹp giấy,… lẫn với đồ giặt làm rách quần áo.
Khắc phục:
  • Phải lấy hết các vật lạ ra trước khi giặt.
  • Khi giặt các loại đồ giặt có đính kim tuyến, đồ lót nylon và sợi tổng hợp mỏng nên sử dụng lưới giặt nylon để bảo vệ.
  • Hãy cột chặt các sợi dây dài và kéo các móc khóa trên quần áo lại vì chúng khi mở tung ra có thể gây hư hại cho đồ giặt hoặc thùng giặt.
4/ Máy giặt không vắt
Kiểm tra:
  • Nắp máy giặt đã được đóng lại kỹ chưa.
  • Đồ giặt có bị dồn về một phía của thùng vắt không.
  • Ống xả nước có bị ngẹt không.
  • Máy giặt có bị đặt nghiêng không.
Khắc phục:
  • Đóng nắp máy giặt lại.
  • Điều chỉnh lại đồ giặt cho cân bằng.
  • Làm thông ống xả.
  • Điều chỉnh lại máy cho cân bằng.
5/ Máy bị nhảy thời gian giặt
Kiểm tra:
  • Đồ giặt bị dồn về một phía và trở nên không cân bằng.
Khắc phục:
  • Tơi đồ cho đều trong máy giặt.
6/ Nước không chảy ra khỏi ống xả mặc dù đang ở chế độ xả tràn
Kiểm tra:
  • Đã cài đặt mức nước thấp hơn bình thường.
  • Áp suất nước thấp hơn bình thường.
Khắc phục:
  • Cài đặt lại mực nước cho thích hợp.
  • Điều chỉnh lại tỷ lệ cấp nước (tiêu chuẩn là 15L/phút).
7/ Nước không xả ra
Kiểm tra:
  • Nắp máy giặt đã được đóng lại kỹ chưa.
  • Ống xả nước đã được đặt nằm xuống chưa.
  • Ống xả nước có bị nghẹt không.
  • Ống xả nước có bị nâng lên quá cao không (cao hơn 15cm so với mặt đất).
  • Độ dài ống xả nối thêm có dài quá không (dài hơn 3m).
Khắc phục:
  • Đóng nắp máy giặt lại.
  • Tháo ống xả nước ra khỏi móc treo và đặt nằm xuống.
  • Làm thông ống xả.
  • Điều chỉnh lại độ cao ống xả cho phù hợp.
  • Điều chỉnh lại độ dài của đoạn nối thêm ống xả cho phù hợp (ngắn hơn 3m)
8/ Máy giặt không hoạt động
Kiểm tra:
  • Đã nhấn công tắc nguồn POWER SWITCH và nút khởi động START/PAUSE chưa.
  • Dây điện nguồn có tiếp xúc tốt với ổ cắm hay không.
  • Nguồn điện đang sử dụng có bị hỏng không.
Khắc phục
  • Hãy thực hiện lại thao tác tắc nguồn và khởi động lại.
  • Nên sử dụng ổ cắm thích hợp.
  • Kiểm tra lại nguồn điện sử dụng
9/ Thời gian giặt quá lâu
Kiểm tra:
  • Tỷ lệ cấp nước dưới 15L/phút, tổng thời gian giặt sẽ lâu hơn bình thường.
Khắc phục:
  • Điều chỉnh nguồn cấp nước cho thích hợp.
10/ Máy giặt sanyo giặt không sạch
Kiểm tra:
  • Lượng nước trong thùng khi giặt quá ít mà quần áo lại quá nhiều.
  • Lồng giặt và thùng máy quá dơ
Khắc phục:
  • Cân chỉnh lại mực nước và quần áo lại.
  • Vệ sinh thùng máy và lồng giặt.

Qúy khách cần sửa máy giặt tại Hà Nội gọi 0914 331 331


Những thói quen khi sử dụng sai cách khiến máy giặt nhanh trở thành phế liệu

Nếu nghĩ rằng sử dụng máy giặt chỉ đơn giản là “ném” hết quần áo cần giặt vào máy, nhấn nút và cứ thế để cho máy giặt thay mình làm phần việc còn lại thì chị em đã lầm. Việc sử dụng máy giặt không đúng cách sẽ vô tình khiến cho máy giặt giảm tuổi thọ “không phanh”, hơn nữa quần áo lại nhanh bị hỏng.
Dưới đây là một số sai lầm chị em thường vô tình mắc phải khi sử dụng cũng như bảo quản máy giặt của gia đình mình. Hãy cùng sua chua may giat tìm hiểu nhé.

1. Sai lầm khi lắp đặt máy giặt

Nhiều gia đình thường chọn vị trí như ngoài ban công hay sân phơi rộng rãi để lắp đặt máy giặt, phần nào tiện cho việc phơi quần áo khi máy giặt xong.

Tuy nhiên, điều này là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây giảm tuổi thọ của máy giặt , do điều kiện môi trường khắc nghiệt như quá nóng, quá lạnh, ánh nắng trực tiếp chiếu vào, hoặc mưa bắn vào. Việc lắp đặt máy giặt ở ban công hay sân phơi khiến cho động cơ trong máy giặt bị ảnh hưởng không ít, dẫn đến hoạt động không hiệu quả.

http://muativicu.com/

Ngoài ra, chị em cũng không nên lắp đặt máy giặt trong bếp hay phòng tắm, nhà vệ sinh, vì những nơi này có độ ẩm cao hoặc có nhiều dầu mỡ, không phù hợp để đặt thiết bị điện, dễ gây hư hại máy giặt, thậm chí có thể gây chập điện.

Giải pháp vô cùng đơn giản. Hãy chọn cho máy giặt một “nơi trú ngụ” hợp lý, sạch sẽ, khô ráo, tránh xa những nơi ẩm ướt hay bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Khi lắp đặt cần kê 4 chân của máy giặt đều nhau trên mặt phẳng vững chắc. Trong trường hợp diện tích không cho phép, phải để máy ngoài ban công, bạn nên che chắn và bảo quản cẩn thận máy giặt với các tấm phủ máy giặt chuyên dụng.

2. Sai lầm khi sử dụng máy giặt

Giặt “quá tải” hoặc quá ít quần áo

Mỗi loại máy giặt khác nhau, cả loại cửa trước và cửa sau đều có trọng lượng giặt cho phép, việc bạn cho quá nhiều quần áo vào máy giặt sẽ khiến máy giặt không thể hoạt động hiệu quả do quần áo bị vướng vào trục quay, làm giảm tuổi thọ của máy. Quần áo quá nhiều tạo thành một khối quay theo guồng nước, không thể tách ra và được giặt kỹ, dẫn đến không được làm sạch hiệu quả.


Giặt "quá tải" quần áo trong máy giặt sẽ làm giảm tuổi thọ của máy.
Cho quá ít, không đủ lượng quần áo cần thiết vào máy giặt không chỉ tốn điện, tốn nước vô ích, quần áo giặt có thể sẽ dồn về một phía của lồng giặt, làm cho lồng giặt mất cân đối, gây nên những cú lắc mạnh, va đập trong khi vắt và sấy khô.

Không phân loại và kiểm tra quần áo trước khi giặt

Đây là một sai lầm hoàn toàn tai hại của nhiều chị em trong khi sử dụng máy giặt. Mỗi loại quần áo với mỗi loại vải và màu khác nhau cần được giặt ở các chế độ khác nhau thiết kế trên máy giặt để được làm sạch hoàn toàn. Việc giặt quần áo các màu cùng với nhau cũng dễ gây hiện tượng phai màu, hỏng quần áo. Vì thế, đừng vì một phút vội vàng, hay “làm biếng” mà “quăng” hết quần áo vào một mẻ giặt nhé!


Cần phân loại và kiểm tra, kéo khóa quần áo trước khi cho vào máy giặt.
Ngoài ra, việc kiểm tra lại quần áo trước khi giặt máy là rất cần thiết. Tránh các trường hợp như chưa kéo khóa quần áo hoặc các đồ vật sót lại trong túi quần, áo làm rách đồ hoặc móc vào lồng máy giặt, gây hỏng máy.

Sử dụng bột giặt tay cho máy giặt

Vì muốn tiết kiệm chi phí mà không ít người lựa chọn bột giặt dùng cho giặt tay để cho vào giặt máy. Tuy tiết kiệm được không ít nhưng điều này là không nên, bởi sử dụng các loại bột giặt tay thông thường sẽ tạo nhiều bọt, gây trào ra khỏi thùng giặt, làm ẩm môi trường bên trong máy, gây hư hỏng các bộ phận của máy.


Không nên sử dụng bột giặt tay cho giặt máy.
Không những thế, bột giặt thường để lại cặn hoặc bị vón thành cục và dính vào quần áo sau khi giặt. Vì vậy, chị em có thể thay thế bằng các loại bột giặt dành cho giặt máy hoặc các loại nước giặt thông thường.

Chọn sai mực nước và thời gian giặt

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại máy giặt có sẵn chế độ giặt tự động, cho phép người dùng chỉ cần cho quần áo vào máy và ấn nút là máy có thể tự chọn mực nước và thời gian giặt phù hợp với lượng quần áo.

Tuy nhiên, đối với những loại máy không có chế độ này, bạn cần chọn mực nước và thời gian giặt phù hợp. Việc chọn thời gian giặt và mực nước tối đa chưa chắc đã làm cho quần áo giặt của bạn đã sạch hơn mà còn tốn nước, tốn điện, quần áo giặt quá lâu dễ bị sờn, hỏng.


Đối với những loại máy không có chế độ này, bạn cần chọn mực nước và thời gian giặt phù hợp.
Bên cạnh đó, các chuyên gia máy giặt khuyên rằng trong quá trình giặt, bạn vẫn cần để mắt đến hoạt động của máy để xử lý những sự cố có thể xảy ra chứ không nên bật máy rồi…đi ngủ. Nếu thấy máy nóng hoặc phát ra tiếng động lạ, rung quá mức thì phải lập tức dừng ngay việc giặt lại.

3. Sai lầm khi vệ sinh máy giặt

Bất cứ vật dụng hay máy móc nào cũng cần được lau chùi và vệ sinh thường xuyên để đảm bảo sạch sẽ và hoạt động có hiệu quả. Làm sạch chung cho phần trong của máy giặt bằng nước nóng và giấm vài tháng một lần, chỉ cần cho giấm và nước nóng vào lồng giặt, bật chế độ giặt không quần áo của máy giặt.


Việc thường xuyên vệ sinh, lau chùi cả bên trong và bên ngoài máy giặt là rất cần thiết.
Chị em thường ít khi để ý tới phần lồng giặt hay ngăn đựng bột giặt nên những vị trí này dễ trớ thành nơi cho vi khuẩn “hoành hành”. Hãy thường xuyên làm sạch dư lượng chất tẩy rửa đọng ở ngăn bột giặt, đánh rửa sạch sẽ, và sử dụng khăn mềm có thấm giấm hoặc muối nở (baking soda) để vệ sinh phần lồng giặt.

Lưu ý: khi không sử dụng máy giặt, bạn nên mở nắp hoặc cửa máy để bên trong được khô thoáng. Việc lau chùi và vệ sinh bộ phận bên ngoài máy giặt cũng rất cần thiết.

http://suativi.info/  - NGUỒN: manhnguyen.com.vn

Vài cách khắc phục khi máy giặt bị kẹt, không vào nước, không quay, không xả được

Máy giặt bị kẹt là chuyện rất thường gặp và chúng ta hay nghĩ ngay đến việc đi ra tiệm / chỗ mua máy nhờ thợ đến sửa, nhưng trong hầu hết trường hợp thì bạn hoàn toàn có thể tự khắc phục mà chẳng phải làm gì phức tạp cả. Nhà mình cũng bị kẹt máy giặt hoài, cũng đã mấy lần gọi kĩ thuật đến sửa và học được vài chiêu rất là hay, tự làm được, cực dễ nên sẵn đây chia sẻ vài kinh nghiệm cho anh em biết mà giúp bồ, giúp vợ, chị em nào đọc bài này thì tự mình biết cách sửa và tiết kiệm được kha khá chi phí trong sinh hoạt hằng ngày.

Ghi chú: trước khi làm gì đó cần đụng tay vào máy giặt, nhớ rút điện ra rồi mới được làm. Đừng để bị giật điện nhé.
Xem thêm sửa lò vi sóng - mua tivi cũ


1. Máy giặt không quay hoặc bị kẹt

Trường hợp thường thấy nhất đó là ở lần giặt trước bạn bỏ nhiều đồ quá, làm cho máy bị quá tải và có một cái cần được bật lên khiến máy không thể tiếp tục công việc. Lúc đó thường máy sẽ báo bíp bíp liên tục, để ít một chút là nghe thấy ngay. Cũng có trường hợp quá tải ở lần này nhưng mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường, mãi đến lần sau mới phát hiện ra là máy không quay được.

Nếu gặp trường hợp này, bạn hãy luồng tay vào một trong 4 góc của lồng giặt (với máy giặt cửa trên, còn máy cửa trước thì mình không dùng nên không biết). Ở đây có một cái cần gạt màu trắng, nó hơi bị bật về phía trước một chút. Bạn chỉ cần lấy tay đẩy nhẹ về phía sau cho nó kêu một cái cạch là được. Bấm thử máy lại sau đó, máy sẽ chạy ngay lập tức. Đó bạn thấy không, chỉ vì một cái chiêu nhỏ xíu thế này mà mình tốn tận 50.000 đồng gợi thợ đến sửa, giờ thì biết bài rồi nên tự làm được những lần sau đó.

Đang tải tinhte_sua_may_giat-7.jpg…

Một trường hợp khác mà máy không quay đó là khi bạn cho quá nhiều đồ, hoặc ít đồ nhưng lại toàn đồ nặng (quần jean là ví dụ). Lúc đó máy sẽ chỉ lúc lắc một chút xíu thôi và không chịu quay tiếp. Cách khắc phục lúc này dễ ẹc, chỉ cần bỏ bớt đồ ra và để lần sau giặt tiếp thôi.

2. Nước không xả ra được

Sau khi đã xong quy trình giặt, thường thì nước sẽ được xả ra xuống cống trước khi tiến hành tiếp những công đoạn vắt hay sấy về sau. Nhưng hẳn là bạn cũng đã từng gặp ít nhất 1 lần vấn đề nước không chịu xả ra, có nghe tiếng nước chảy được một chút xíu rồi lại ngừng ngay lập tức, trong khi bình thường phải mất đến cả phút để xả cạn lồng giặt. Ở lần trước mình gặp vụ này thì lý do là ống nước xả ra bị dơ quá dẫn đến nghẹt và không thể cho nước chảy như bình thường. Chỉ cần sục nước sạch mạnh vào phần đầu ống để cho những mảng bám dơ bị bung ra hết thì lại xả được như bình thường.

Đang tải tinhte_sua_may_giat-1.jpg…

Có một lần khác mình đi sang nhà người bạn, cũng bị vấn đề nước xả không xuống, mò một hồi thì phát hiện ra ống xả nước của máy giặt đang không nằm thẳng mà có một đoạn bị cong, lại hướng lên trên khiến nước không thể lưu thông bình thường. Lỗi bé tí này mà mọi người cứ mãi bu vào xem cái máy giặt chứ không để ý đến ống nước. Bạn cứ nghĩ đơn giản thôi: nước thì phải chảy từ trên cao xuống, làm sao chạy ngược từ thấp đến cao được. Cứ như vậy mà chỉnh lại ống xả cho đúng là được.

Đang tải tinhte_sua_may_giat-3.jpg…

Lưu ý: trước khi gỡ lưới lọc, cần phải ngắt nguồn cấp nước cho máy giặt nếu không nước sẽ phun ra tùm lum hết do không còn đầu chặn lại.

3. Nước không chảy vào lồng giặt hoặc chạy quá chậm

Bất kì máy giặt nào cỡ 10 năm trở lại đây đều có lưới lọc để chặn tạp chất lại không cho nó theo dòng nước trôi vào trong lồng giặt. Lâu ngày, tạp chất sẽ bám đầy vào lưới bít hết lỗ trống khiến nước không thể chảy vào trong lồng giặt được, hoặc có nhưng chậm hơn bình thường rất nhiều. Cách xử lý đó là gỡ cái lưới này ra, đem đi rửa cho sạch sẽ là xong, gắn vào lại là sẽ hoạt động ngon lành. Mình thường hay giúp mẹ vụ này lắm nên làm riết cũng quen.

Lưu ý: không làm rách hay gãy lưới, nếu gãy bạn phải đi kiếm mua lại rất cực. Lúc lấy ra thì nhớ nhẹ nhàng từ từ thôi, đừng mạnh tay quá. Ngoài ra, lúc gắn ống nước vào lại thì nhớ siết chặt van ống, nếu không nước sẽ chảy ra đầy sàn dọn cực lắm.

Đang tải tinhte_sua_may_giat-2.jpg…

Một nguyên nhân khác có thể làm nước chảy chậm đó là do áp lực nước quá yếu. Cái này thì mình cũng chịu, không biết cách giải quyết nào khác ngoài việc chờ đợi hoặc canh giờ thấp điểm mà giặt. Anh em nào có cách xử lý hay thì hãy chia sẻ nhé.

Đang tải tinhte_sua_may_giat-4.jpg…

4. Máy báo hiệu không thể chuyển qua công đoạn kế tiếp

Mình bị khá nhiều lần với vấn đề này. Bình thường mình chỉ cần tắt đi mở lại là máy sẽ chạy tiếp, không vấn đề gì. Nhưng có 1 lần mình đã thử làm mọi thứ mà vẫn không thể làm cho máy chạy tiếp, thế là lại nhờ anh kĩ thuật quen thuộc đến nhà chơi :D Ảnh giải thích là do lúc đó ống xả của mình bị nghẹt, nước xả ra quá chậm khiến máy bị "time out" do thời gian chờ sạch nước trong lồng quá lâu. Tình trạng này giống như khi bạn download một file nào đó trên mạng nhưng mãi mà server không trả lời thì trình duyệt sẽ báo lỗi và không cho download.

Giải pháp? Như đã nói ở phần 2, bạn nên coi ống có bị dơ hay không thì nhớ làm sạch nó. Nếu bạn dùng ống nhựa cứng loại PVC thì hơi khó để phát hiện ống dơ, cứ bắn đại nước từ một cái vòi vào là được. Còn nếu bạn xài ống dạng dẻo gấp khúc thì dễ hơn, nhìn dưới nguồn sáng mạng là thấy ngay các mảng hay những thứ dơ bám vào. Ngoài ra cũng phải coi coi ống có đang duỗi thẳng và có bị đặt cao hơn máy giặt hay không nhé.

Mình có hỏi thăm anh thợ quen thì được biết là sẽ có một số máy hoàn tất được công đoạn giặt nhưng không thể chuyển qua vắt được, hoặc vừa vắt được một chút thì bị ngừng không thể tiếp tục. Lý do cũng là vì đồ nặng quá nó quay không nổi, nếu để lâu ngày dễ bị lệch trục quay và làm hỏng máy. Thế nên anh em không nên để đồ quá nặng vào nhé, chịu khó tách ra làm nhiều đợt hoặc để một ít sang hôm sau giặt cho an toàn.

5. Máy quay quá ồn

Thường thì máy quay ồn là do đồ bên trong có thứ gì đó cứng ngoài quần áo, ví dụ như đồng xu, cây bút, cái ví hay... điện thoại :D Lúc này bạn cần dừng máy giặt lại ngay lập tức, kiểm tra lại lồng giặt và lấy ra những dị vật này. Cũng đừng để đồ nhiều quá, sẽ làm máy quay nặng hơn và lớn hơn so với bình thường.

Cũng liên quan tới đồ đạc, nếu bạn thấy máy đang vắt mà kêu to quá thì nên kiểm tra lại cách phân bố của quần áo bên trong. Nếu nó bị dồn cục sang một bên thì sẽ tạo ra âm thanh rất khó chịu, khi đó chỉ cần dàn đồ ra cho đều xung quanh lồng giặt là được. Trên nắp máy giặt của bạn có thể dán thông báo như hình bên dưới.

Đang tải tinhte_sua_may_giat-6.jpg…

Một nguyên nhân mình cũng thường thấy đó là máy giặt bị kê chênh so với mặt sàn, tức là nó không nằm thẳng và bị nghiêng hoặc kênh 1 chân, lúc máy bắt đầu giặt và nhất là khi vắt thì sẽ tạo ra tiếng cực to. Bạn chỉ cần kiếm cái gì đó kê lênh cho máy giặt bằng phẳng, 4 chân đều chạm hết xuống sàn / đế là được thôi à. Không cần gọi thợ làm gì đâu, trừ khi đã thử qua mấy cách trên mà không có tác dụng.

6. Lâu lâu nhớ dọn túi rác (bộ lọc xơ vải)

Máy giặt nào cũng có một cái túi rác nhỏ nhỏ nằm bên trong, nhiệm vụ của nó là lọc lấy những sơ vải hoặc các vụn rác nhỏ tránh không làm tắc hệ thống xả nước của máy và để làm sạch lồng giặt. Bạn cứ tưởng tưởng trong quá trình quay thì quần áo sẽ tơi ra vài sợi nhỏ nhỏ, nếu không có túi rác này thì hẳn là nó sẽ bị đẩy ra theo nước và kẹt vô những lỗ thoát rồi. Tệ hơn nữa, các sợi vải này có thể biến thành cặn lợn cợn dính lên quần áo của bạn, thế nên giặt xong rồi vẫn không sạch hoàn toàn.

Chính vì vậy mà thỉnh thoảng bạn nên làm sạch túi rác này. Túi rác thường nằm ở vách của lồng giặt, nhìn vào là thấy ngay. Mình thì khoảng 3-4 tháng gì đó làm một lần. Lúc đó túi rác sẽ sạch sẽ và có chỗ chứa rác mới, chứ không thôi để nó đầy quá thì sẽ bị những tình trạng như trên. Mình hay kết hợp dọn túi rác chung với dọn lưới lọc nước chung một lần luôn.

Lần sau mình sẽ chia sẻ với các bạn về cách chọn nước giặt, lý do vì sao chúng ta phải bỏ đồ lót hoặc áo dài trong túi riêng và nhiều thứ hữu ích khác nữa. Chia sẻ http://suachuamaygiat.vn/

Tivi màn hình cỡ lớn đua giảm giá trước Tết

Nhiều mẫu TV 4K cao cấp giảm giá cả chục triệu đồng, thậm chí một số TV cỡ 50 inch giờ chỉ còn hơn 10 triệu đồng.



Nếu năm ngoái, người dùng phải bỏ ra 15 triệu đồng cho một chiếc TV màn hình 50 inch thì nay số tiền có thể chỉ khoảng 10 triệu đồng. Lượng model màn hình lớn cỡ này cũng xuất hiện ngày càng nhiều ở phân khúc phổ thông. Ví dụ Skyworth K820S có giá 9,99 triệu đồng hay Sharp LC-50LE275X 9,79 triệu đồng. Model cùng kích cỡ của các thương hiệu phổ biến hơn như Samsung 49M5100, LG 49LH600T hay Panasonic 49ES600, cũng chỉ còn trên dưới 11 triệu đồng. 
Không chỉ giảm giá so với năm ngoái, thị trường TV cận Tết còn chứng kiến việc giảm giá của hàng loạt sản phẩm so với những tháng trước, lúc mới xuất hiện. Ví dụ, mẫu TV 4K HDR đời mới như LG 49UJ632T mức niêm yết ban đầu hơn 20 triệu đồng còn khoảng 12 triệu đồng, hay Samsung 50KU6000 từ gần 19 triệu đồng xuống mức 13,5 triệu đồng. Thậm chí, tìm mua TV 4K cỡ lớn 50 inch trong đợt này còn thấy cả những model có giá chưa tới 10 triệu đồng, tới từ các thương hiệu Trung Quốc như Skyworth hay TCL. 
Giá bán hầu hết các dòng TV trong dịp mua sắm trước Tết đều được giảm, chạy khuyến mại.
Giá bán hầu hết các dòng TV trong dịp mua sắm trước Tết đều giảm, chạy khuyến mại.
Giá bán TV nói chung luôn giảm mạnh vào dịp cuối năm và trước Tết, nhưng năm nay đáng chú ý là màn giảm giá của nhiều mẫu cỡ lớn kích thước khoảng 50 inch và sản phẩm 4K. Theo đại diện một hệ thống siêu thị điện máy lớn ngoài Bắc, năm nay công nghệ màn hình LCD LED đã bão hoà, người dùng tại thành phố giờ chuộng kích cỡ lớn tầm 50 inch chứ không còn tập trung vào 40 inch như trước. Trong khi đó, độ phân giải 4K đang thay thế, chiếm chỗ dần cho Full HD truyền thống vì thế. Vì thế, TV cỡ dưới 50 inch hay màn hình Full HD giờ chủ yếu tập trung ở nhóm sản phẩm phổ thông giá dưới 10 triệu đồng, hiếm còn xuất hiện ở tầm giá cao hơn giống như trước.
Không chỉ những dòng TV có mức giá phổ thông, nhiều sản phẩm cao cấp hơn, giá đắt cũng chạy đua giảm giá dịp trước Tết, dù không ít model ra chưa lâu và tích hợp nhiều công nghệ đời mới. Nếu so với giá công bố, số tiền thực tế của nhiều sản phẩm trên thị trường thấp hơn hàng chục triệu đồng. 
Ví dụ, mẫu QLED Samsung Q8C có mức niêm yết lần lượt 75, 106 và 169 triệu đồng cho ba kích thước 55, 65 và 75 inch, nhưng người dùng có thể tìm mua được tại một số cửa hàng ở Hà Nội với mức giá từ 45 cho tới 100 triệu đồng. Tương tự với dòng LG OLED mới ra, các model đáng chú ý như 55C7 hay 65E7 cũng có giá bán chỉ khoảng 40 đến 65 triệu đồng, thay vì mức niêm yết 80 đến 120 triệu đồng như hãng công bố. Giá này cũng thấp hơn 10 đến 20 triệu đồng so với các mẫu OLED cùng dòng năm ngoái.
Luôn tạo tâm lý "đắt" với người mua TV ở Việt Nam, nhưng giá TV Sony năm nay "mềm" hơn mọi năm. Ví dụ, model 75 inch dòng X9000E có giá khoảng 95 triệu đồng, thấp hơn cả mẫu QLED Q8C cùng cỡ từ Samsung vài triệu đồng. Hay mẫu OLED Bravia A1 đầu tiên của thương hiệu Nhật cũng được định giá thấp hơn nhiều đối thủ LG E7 và G7.
TV màn hình lớn đua giảm giá trước Tết - 1
Trái với phân khúc phổ thông quy tụ nhiều thương hiệu, có cả nhà sản xuất Việt, người mua TV ở phân khúc cao cấp có giá từ 30 triệu đồng trở lên lại tập trung vào ba thương hiệu Samsung, Sony, LG. Khác với các năm trước, năm nay mỗi hàng tập trung đẩy mạnh cho một công nghệ màn hình khác nhau, như Samsung là QLED, LG là OLED còn Sony là LED truyền thống. 
Cùng với việc giảm giá của nhiều sản phẩm, các siêu thị điện máy lớn tại Hà Nội và TP HCM cũng bắt đầu tung ra các chương trình khuyến mại cho dịp mua sắm Tết. Tuy nhiên, cũng như mọi năm, chương trình hầu hết vẫn là tặng quà như loa thanh, đồ gia dụng cho người mua TV. Tại một số cửa hàng, họ chấp nhận đổi quà sang tiền mặt để giảm giá cho TV. Vì thế, cùng một model có thể giá mỗi nơi một khác, chênh lệch tới cả triệu đồng, đặc biệt với sản phẩm cao cấp đắt tiền.
https://suativitainhahanoi123.blogspot.com/
sua may giat - Tuấn Anh

Tivi màn hình cong 'nhanh chết sớm'

Philips, Panasonic từ bỏ màn hình cong từ năm ngoái, LG và Sony cũng không trình làng thêm model mới nào trong 2017, ngay cả Samsung cũng mất đi sự hào hứng.

Xem thêm sua tivi tai nha


Xuất hiện từ 2014, nở rộ trong 2015 và sau hai năm, TV màn hình cong không còn được các nhà sản xuất mặn mà như trước và hầu hết sản phẩm mới ra lại quay về thiết kế màn hình phẳng truyền thống. Minh chứng rõ nét nhất là tại triển lãm CES 2017 vừa diễn ra tháng 1. 
Triển lãm điện tử tiêu dùng thường niên tại Mỹ luôn là nơi để các hãng TV thể hiện xu hướng công nghệ hình ảnh mới trong năm và tung ra dải sản phẩm thế hệ mới. Nhưng năm nay, thuật ngữ TV màn hình cong cũng chìm nghỉm, không còn được ai nhắc đến nữa mà thay thế vào đó là OLED, QLED hay 4K, HDR...
Rất ít TV màn hình cong ra mắt tại triển lãm CES 2017.
Rất ít TV màn hình cong ra mắt tại triển lãm CES 2017.
Theo Flatpanels HD, khi dạo quanh triển lãm CES năm nay, họ chỉ thấy lác đác một số mẫu TV màn hình cong còn trưng bày, khác hẳn với triển lãm năm ngoái. Đa phần tới từ các thương hiệu Trung Quốc ví dụ TCL. Nhưng bản thân hãng này cũng cho hay, TV màn hình cong là model dành riêng cho một số thị trường châu Á. Trong khi thị trường châu Âu và Mỹ giờ không còn quan tâm đến chúng nữa. 
Thực tế, Philips hay Panasonic đều đã dừng phát triển TV màn hình cong từ năm ngoái. Và tới đầu năm nay, một số tên tuổi lớn khác theo chân. Sony không còn bất kỳ TV mới nào trong loạt sản phẩm cao cấp 2017 vừa ra sở hữu màn hình cong. Dù có loạt sản phẩm TV khá đa dạng và rộng bao gồm cả LCD và OLED, toàn bộ model mới trong năm nay của LG đều có thiết kế phẳng.
Samsung, nhà sản xuất tiên phong trong phân khúc màn hình cong và cũng là hãng nắm giữ thị phần lớn nhất thị trường TV hiện nay, cũng mất đi hào hứng với công nghệ này. Lần đầu tiên trong vòng vài năm qua, dòng TV cao cấp nhất series 9000 của Samsung quay về thiết kế màn hình phẳng truyền thống. Thiết kế cong chỉ được áp dụng ở hai dòng series 8000 và series 7000. Cụm từ "Curved TV" cũng không còn được hãng nhắc đến nhiều cùng với loạt sản phẩm mới ra.
Xem thêm mua tivi cũ
Khi xuất hiện và nở rộ trên thị trường, màn hình cong không được coi là biểu tượng về sự phát triển công nghệ mà nó còn được kỳ vọng tạo ra cuộc cách mạng mới trong ngành sản xuất TV. Tuy nhiên, giờ nó lại đi vào vết xe đổ tương tự 3D, chứ không được như TV màu thay thế cho đen trắng hay màn hình tinh thể lỏng thay thế cho CRT trước kia.
Theo Gizmodo, lý do khiến màn hình cong "chết sớm" vì nó là "mánh lời" của các nhà sản xuất để người dùng bỏ tiền lên đời TV mới. Giá bán của những model màn hình cong luôn đắt hơn sản phẩm thông thường. Có lạ, độc đáo mới thu hút được người dùng chi tiền cho một món đồ điện tử vốn đã rất quen thuộc. 
Màn hình cong cải thiện hình ảnh cho vị trí người xem ở trung tâm.
Màn hình cong cải thiện hình ảnh cho vị trí người xem ở trung tâm.
Với màn hình cong, người mua luôn được nghe rằng TV sẽ có góc nhìn rộng hơn, tăng chiều sâu hình ảnh so với màn hình phẳng truyền thống. Nhưng thực tế, trải nghiệm đó chỉ ấn tượng nếu ngồi chính giữa màn hình, còn những người khác ngồi xung quanh thì chúng chẳng hề có tác dụng. TV màn hình cong lại không phải là lựa chọn hữu dụng trong những buổi chiếu phim hay bữa tiệc nhiều người.
Thậm chí, biên tập viên của trang công nghệ The Verge mới đây đã phải thốt lên "cực kỳ ghét" model màn hình cong 40 inch mới mua và thừa nhận đó là một lựa chọn sai lầm. Cảm giác choáng ngợp từ thiết kế lạ mắt sớm bị thay thế bởi bất tiện khi sử dụng. Chiếc TV màn hình cong bị phản xạ, in bóng quá nhiều hình ảnh xung quanh, gây khó chịu nếu nhiều người xem và trong phòng có ánh sáng.
TV 3D đã bắt đầu bị xoá sổ từ 2016 sau hơn 5 năm xuất hiện rồi nở rộ trên thị trường. Còn với TV màn hình cong, thời gian tồn tại trên thị trường có thể còn ngắn ngủi hơn nhiều.
sửa máy giặt - Tuấn Anh

Hướng dẫn sửa tivi Lcd Panel (Màn hình LCD TV) Part1

Hướng dẫn sửa tivi Lcd Panel (Màn hình LCD TV) Part1 :  1. Màn hình TFT là gì ? 2. Cấu tạo của các điểm ảnh trên màn hình. 3. Điều khiển án...