Vài cách khắc phục khi máy giặt bị kẹt, không vào nước, không quay, không xả được

Máy giặt bị kẹt là chuyện rất thường gặp và chúng ta hay nghĩ ngay đến việc đi ra tiệm / chỗ mua máy nhờ thợ đến sửa, nhưng trong hầu hết trường hợp thì bạn hoàn toàn có thể tự khắc phục mà chẳng phải làm gì phức tạp cả. Nhà mình cũng bị kẹt máy giặt hoài, cũng đã mấy lần gọi kĩ thuật đến sửa và học được vài chiêu rất là hay, tự làm được, cực dễ nên sẵn đây chia sẻ vài kinh nghiệm cho anh em biết mà giúp bồ, giúp vợ, chị em nào đọc bài này thì tự mình biết cách sửa và tiết kiệm được kha khá chi phí trong sinh hoạt hằng ngày.

Ghi chú: trước khi làm gì đó cần đụng tay vào máy giặt, nhớ rút điện ra rồi mới được làm. Đừng để bị giật điện nhé.
Xem thêm sửa lò vi sóng - mua tivi cũ


1. Máy giặt không quay hoặc bị kẹt

Trường hợp thường thấy nhất đó là ở lần giặt trước bạn bỏ nhiều đồ quá, làm cho máy bị quá tải và có một cái cần được bật lên khiến máy không thể tiếp tục công việc. Lúc đó thường máy sẽ báo bíp bíp liên tục, để ít một chút là nghe thấy ngay. Cũng có trường hợp quá tải ở lần này nhưng mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường, mãi đến lần sau mới phát hiện ra là máy không quay được.

Nếu gặp trường hợp này, bạn hãy luồng tay vào một trong 4 góc của lồng giặt (với máy giặt cửa trên, còn máy cửa trước thì mình không dùng nên không biết). Ở đây có một cái cần gạt màu trắng, nó hơi bị bật về phía trước một chút. Bạn chỉ cần lấy tay đẩy nhẹ về phía sau cho nó kêu một cái cạch là được. Bấm thử máy lại sau đó, máy sẽ chạy ngay lập tức. Đó bạn thấy không, chỉ vì một cái chiêu nhỏ xíu thế này mà mình tốn tận 50.000 đồng gợi thợ đến sửa, giờ thì biết bài rồi nên tự làm được những lần sau đó.

Đang tải tinhte_sua_may_giat-7.jpg…

Một trường hợp khác mà máy không quay đó là khi bạn cho quá nhiều đồ, hoặc ít đồ nhưng lại toàn đồ nặng (quần jean là ví dụ). Lúc đó máy sẽ chỉ lúc lắc một chút xíu thôi và không chịu quay tiếp. Cách khắc phục lúc này dễ ẹc, chỉ cần bỏ bớt đồ ra và để lần sau giặt tiếp thôi.

2. Nước không xả ra được

Sau khi đã xong quy trình giặt, thường thì nước sẽ được xả ra xuống cống trước khi tiến hành tiếp những công đoạn vắt hay sấy về sau. Nhưng hẳn là bạn cũng đã từng gặp ít nhất 1 lần vấn đề nước không chịu xả ra, có nghe tiếng nước chảy được một chút xíu rồi lại ngừng ngay lập tức, trong khi bình thường phải mất đến cả phút để xả cạn lồng giặt. Ở lần trước mình gặp vụ này thì lý do là ống nước xả ra bị dơ quá dẫn đến nghẹt và không thể cho nước chảy như bình thường. Chỉ cần sục nước sạch mạnh vào phần đầu ống để cho những mảng bám dơ bị bung ra hết thì lại xả được như bình thường.

Đang tải tinhte_sua_may_giat-1.jpg…

Có một lần khác mình đi sang nhà người bạn, cũng bị vấn đề nước xả không xuống, mò một hồi thì phát hiện ra ống xả nước của máy giặt đang không nằm thẳng mà có một đoạn bị cong, lại hướng lên trên khiến nước không thể lưu thông bình thường. Lỗi bé tí này mà mọi người cứ mãi bu vào xem cái máy giặt chứ không để ý đến ống nước. Bạn cứ nghĩ đơn giản thôi: nước thì phải chảy từ trên cao xuống, làm sao chạy ngược từ thấp đến cao được. Cứ như vậy mà chỉnh lại ống xả cho đúng là được.

Đang tải tinhte_sua_may_giat-3.jpg…

Lưu ý: trước khi gỡ lưới lọc, cần phải ngắt nguồn cấp nước cho máy giặt nếu không nước sẽ phun ra tùm lum hết do không còn đầu chặn lại.

3. Nước không chảy vào lồng giặt hoặc chạy quá chậm

Bất kì máy giặt nào cỡ 10 năm trở lại đây đều có lưới lọc để chặn tạp chất lại không cho nó theo dòng nước trôi vào trong lồng giặt. Lâu ngày, tạp chất sẽ bám đầy vào lưới bít hết lỗ trống khiến nước không thể chảy vào trong lồng giặt được, hoặc có nhưng chậm hơn bình thường rất nhiều. Cách xử lý đó là gỡ cái lưới này ra, đem đi rửa cho sạch sẽ là xong, gắn vào lại là sẽ hoạt động ngon lành. Mình thường hay giúp mẹ vụ này lắm nên làm riết cũng quen.

Lưu ý: không làm rách hay gãy lưới, nếu gãy bạn phải đi kiếm mua lại rất cực. Lúc lấy ra thì nhớ nhẹ nhàng từ từ thôi, đừng mạnh tay quá. Ngoài ra, lúc gắn ống nước vào lại thì nhớ siết chặt van ống, nếu không nước sẽ chảy ra đầy sàn dọn cực lắm.

Đang tải tinhte_sua_may_giat-2.jpg…

Một nguyên nhân khác có thể làm nước chảy chậm đó là do áp lực nước quá yếu. Cái này thì mình cũng chịu, không biết cách giải quyết nào khác ngoài việc chờ đợi hoặc canh giờ thấp điểm mà giặt. Anh em nào có cách xử lý hay thì hãy chia sẻ nhé.

Đang tải tinhte_sua_may_giat-4.jpg…

4. Máy báo hiệu không thể chuyển qua công đoạn kế tiếp

Mình bị khá nhiều lần với vấn đề này. Bình thường mình chỉ cần tắt đi mở lại là máy sẽ chạy tiếp, không vấn đề gì. Nhưng có 1 lần mình đã thử làm mọi thứ mà vẫn không thể làm cho máy chạy tiếp, thế là lại nhờ anh kĩ thuật quen thuộc đến nhà chơi :D Ảnh giải thích là do lúc đó ống xả của mình bị nghẹt, nước xả ra quá chậm khiến máy bị "time out" do thời gian chờ sạch nước trong lồng quá lâu. Tình trạng này giống như khi bạn download một file nào đó trên mạng nhưng mãi mà server không trả lời thì trình duyệt sẽ báo lỗi và không cho download.

Giải pháp? Như đã nói ở phần 2, bạn nên coi ống có bị dơ hay không thì nhớ làm sạch nó. Nếu bạn dùng ống nhựa cứng loại PVC thì hơi khó để phát hiện ống dơ, cứ bắn đại nước từ một cái vòi vào là được. Còn nếu bạn xài ống dạng dẻo gấp khúc thì dễ hơn, nhìn dưới nguồn sáng mạng là thấy ngay các mảng hay những thứ dơ bám vào. Ngoài ra cũng phải coi coi ống có đang duỗi thẳng và có bị đặt cao hơn máy giặt hay không nhé.

Mình có hỏi thăm anh thợ quen thì được biết là sẽ có một số máy hoàn tất được công đoạn giặt nhưng không thể chuyển qua vắt được, hoặc vừa vắt được một chút thì bị ngừng không thể tiếp tục. Lý do cũng là vì đồ nặng quá nó quay không nổi, nếu để lâu ngày dễ bị lệch trục quay và làm hỏng máy. Thế nên anh em không nên để đồ quá nặng vào nhé, chịu khó tách ra làm nhiều đợt hoặc để một ít sang hôm sau giặt cho an toàn.

5. Máy quay quá ồn

Thường thì máy quay ồn là do đồ bên trong có thứ gì đó cứng ngoài quần áo, ví dụ như đồng xu, cây bút, cái ví hay... điện thoại :D Lúc này bạn cần dừng máy giặt lại ngay lập tức, kiểm tra lại lồng giặt và lấy ra những dị vật này. Cũng đừng để đồ nhiều quá, sẽ làm máy quay nặng hơn và lớn hơn so với bình thường.

Cũng liên quan tới đồ đạc, nếu bạn thấy máy đang vắt mà kêu to quá thì nên kiểm tra lại cách phân bố của quần áo bên trong. Nếu nó bị dồn cục sang một bên thì sẽ tạo ra âm thanh rất khó chịu, khi đó chỉ cần dàn đồ ra cho đều xung quanh lồng giặt là được. Trên nắp máy giặt của bạn có thể dán thông báo như hình bên dưới.

Đang tải tinhte_sua_may_giat-6.jpg…

Một nguyên nhân mình cũng thường thấy đó là máy giặt bị kê chênh so với mặt sàn, tức là nó không nằm thẳng và bị nghiêng hoặc kênh 1 chân, lúc máy bắt đầu giặt và nhất là khi vắt thì sẽ tạo ra tiếng cực to. Bạn chỉ cần kiếm cái gì đó kê lênh cho máy giặt bằng phẳng, 4 chân đều chạm hết xuống sàn / đế là được thôi à. Không cần gọi thợ làm gì đâu, trừ khi đã thử qua mấy cách trên mà không có tác dụng.

6. Lâu lâu nhớ dọn túi rác (bộ lọc xơ vải)

Máy giặt nào cũng có một cái túi rác nhỏ nhỏ nằm bên trong, nhiệm vụ của nó là lọc lấy những sơ vải hoặc các vụn rác nhỏ tránh không làm tắc hệ thống xả nước của máy và để làm sạch lồng giặt. Bạn cứ tưởng tưởng trong quá trình quay thì quần áo sẽ tơi ra vài sợi nhỏ nhỏ, nếu không có túi rác này thì hẳn là nó sẽ bị đẩy ra theo nước và kẹt vô những lỗ thoát rồi. Tệ hơn nữa, các sợi vải này có thể biến thành cặn lợn cợn dính lên quần áo của bạn, thế nên giặt xong rồi vẫn không sạch hoàn toàn.

Chính vì vậy mà thỉnh thoảng bạn nên làm sạch túi rác này. Túi rác thường nằm ở vách của lồng giặt, nhìn vào là thấy ngay. Mình thì khoảng 3-4 tháng gì đó làm một lần. Lúc đó túi rác sẽ sạch sẽ và có chỗ chứa rác mới, chứ không thôi để nó đầy quá thì sẽ bị những tình trạng như trên. Mình hay kết hợp dọn túi rác chung với dọn lưới lọc nước chung một lần luôn.

Lần sau mình sẽ chia sẻ với các bạn về cách chọn nước giặt, lý do vì sao chúng ta phải bỏ đồ lót hoặc áo dài trong túi riêng và nhiều thứ hữu ích khác nữa. Chia sẻ http://suachuamaygiat.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hướng dẫn sửa tivi Lcd Panel (Màn hình LCD TV) Part1

Hướng dẫn sửa tivi Lcd Panel (Màn hình LCD TV) Part1 :  1. Màn hình TFT là gì ? 2. Cấu tạo của các điểm ảnh trên màn hình. 3. Điều khiển án...